Múa Lân Trung Thu giá rẻ 0936638112

Hỏa Long Đường chuyên dịch vụ cho thuê múa lân trung thu chuyên nghiệp nhiệt tình. Bài múa lân trung thu đặc sắc - đoàn cam kết Lân mới giá rẻ nhất !

Cho thuê múa lân trung thu, mua lan trung thu.

Đoàn lân sư rồng Hỏa Long chuyên cung cấp dịch vụ múa lân trung thu chuyên nghiệp rất hay nhất  với đội ngũ diễn viên trẻ và nhiệt tình sẽ mang đến cho bạn những tiết mục hay nhất. Trung thu  theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Tại  việt nam , đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ,múa lân, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng  để các em vui chơi thoả thích. Hình ảnh múa lân tại Hà Nội và HCM

thue-mua-lan

23231690_10207978166330888_3805219332750568592_n

Trong ngày tế trung thu không thể thiếu:

  1. Làm đồ chơi Trung Thu
  2. Rước đèn
  3. Múa lân
  4. Bày cỗ
  5. Các loại bánh
  6. Tục tặng quà

Vào ngày rằm tháng 8, chúng ta sẽ được nhìn thấy hình ảnh múa lân, múa rồng tràn ngập trên các đường phố . Những tiếng trống, tiếng chiêng đánh tan những con phố nhỏ, ngõ và mà hàng ngày yên bình nay từng bừng những tiếng trống vang rộn. Ông địa tai to mặt lớn len lỏi từng nhà dẫn nhứng chú lân, sư tử đi đến từng ngõ, ngóc ngách và theo sau là các cháu nhỏ rước đền ông sao.

Múa lân trở nên phổ biến hơn khi thời kinh tế thị trưởng phát triển nó đem lại hạnh phúc niềm vui cho trẻ nhỏ, gợi nhớ lại truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ lâu đời để lại. Ngay nay múa lân trung thu trở thành một tiết mục không thê thiếu được mỗi khi dịp trăng rằm đến .

 

thue-mua-lan-hcm

 

thue-mua-lan-gia-bao-nhieu

Múa lân trung thu là hình đẹp của nhân dân ta có từ lâu đời là nét văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam. Múa lân lưu giữ truyền thống tốt đẹp của ông cha ta .

Phong tục múa lân bắt nguồn từ Trung Quốc. Hình ảnh con lân đã được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long - Lân - Quy - Phụng.

Theo truyền thuyết của nước này, vào thuở khai thiên lập địa có một con thú ăn thịt người năm nào cũng đến rằm tháng Tám là xuất hiện, tác oai tác quái, làm cho dân làng hoảng sợ. Bỗng, ngày nọ có một nhà sư đến giúp dân trừ ác thú. Nhà sư cho một đệ tử bụng to, mặc bộ đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần phất liên tục để xua ác thú và một số đệ tử khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập, làm con ác thú khiếp đảm bỏ chạy.Từ truyền thuyết đó, người Trung Quốc cải biên nhiều lần, cuối cùng đã biến con ác thú trở thành con lân, đệ tử bụng to trở thành ông địa và số đệ tử gióng trống khua chiêng trở thành những người đánh trống, đánh xập xèng trong một đội múa lân. Ngày rằm tháng Tám hãi hùng trong truyền thuyết trở thành ngày Tết Trung thu của trẻ em. Tết Trung thu kéo dài nhiều ngày vào thời điểm giữa tháng Tám âm lịch hàng năm và múa lân là hoạt động chính trong dịp tết này.

mua lanthue mua lan

dich vụ múa lân

múa lân khai trương

Dần dần, phong tục múa lân và Tết Trung thu phát triển sang nhiều nước khác. Kiểu múa cổ nhất là múa kỳ lân. Đầu kỳ lân có 3 dạng chính: miêu hình, hổ hình và hổ báo hình. Độ to nhỏ của đầu lân và mình lân tuỳ theo kích thước của người múa lân. Còn quy mô thiết kế, chất liệu, thẩm mỹ thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của những người tổ chức. Trong quá trình biểu diễn múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, lân quỳ: nhịp trống chậm lại, lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi... Ông địa có vai trò hết sức quan trọng và dễ gây ấn tượng với những động tác như địa chào, địa làm hề, địa dắt lân... Có những ông địa nói lời chào hay, khiến gia chủ rất vui. Chẳng hạn: “Nay lân vào đuổi tà ma/Cho cửa nhà lộc đỏ, cho trái hoa chín vàng/Chúc cho gia chủ bình an/Học hành đỗ đạt, mùa màng bội thu”.

thue mua lan ha noi

thue-mua-lan

Nhiều gia đình đều đặn đến dịp Trung thu là rước lân vào nhà nhảy múa để “xua tà khí” và đêm đến những điều tốt lành. Cũng không ít người cho rằng, gọi lân vào múa cho vui cửa vui nhà và cũng là để “ủng hộ các cháu”, bởi cuối bài biểu diễn bao giờ cũng có động tác lân ngậm tiền thưởng của gia chủ. Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng. Ở nước ta những năm gần đây, Hội thi múa lân trong dịp rằm tháng tám được tổ chức rất tưng bừng tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị. Những con lân được trang trí rất đẹp mắt, nhảy múa theo kịch bản với sự luyện tập hết sức công phu khó nhọc. Và không chỉ trung thu, bây giờ người ta còn tổ chức múa lân trong các dịp hội hè, tế lễ, khai trương cửa hàng, cửa hiệu... Cũng có nơi tổ chức múa lân mừng năm mới, với các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng...

Thuê múa lân